- Vi phạm về thực hiện chế độ kiểm thực ba bước: Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 15, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực ba bước, sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp đôi số tiền phạt đối với tổ chức).
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật về lưu mẫu thức ăn: Theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 15, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp đôi số tiền phạt đối với tổ chức).
- Trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nếu nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập: Theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 15, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp đôi số tiền phạt đối với tổ chức).
- Cơ sở sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018: Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung tại Điểm d, Khoản 6, Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018: Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 7.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp đôi số tiền phạt đối với tổ chức).
- Chủ cơ sở không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm: Theo quy định của tại điểm d, Khoản 1, Điều 36, Luật An toàn thực phẩm, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Do đó, chủ cơ sở cần phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và xác nhận về việc tập huấn kiến thức của mình.
Theo quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ, Khoản 6, Điều 1 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế: Chủ cơ sở không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp đôi số tiền phạt đối với tổ chức), ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 1 tháng đến 3 tháng theo quy định tại Khoản 6 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Ngoài các hành vi vi phạm trên còn một số lỗi thường gặp như: Dụng cụ chứa đựng thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không mang trang phục bảo hộ (mũ, khẩu trang, ...); Người chế biến thực phẩm đeo trang sức (nhẫn, đồng hồ) trong lúc làm việc; Thùng rác không có nắp đậy; Nền, cống rãnh ứ đọng nước; Không có khu vực chế biến thực phẩm sống, chín riêng biệt; ...