Một số hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên thường gặp và bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Cơ sở sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a, Khoản 3, Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế: Hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
Theo quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung tại Điểm c, Khoản 3, Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế: Không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên có khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập
Theo quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Khu vực chiết rót nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai không kín; không tách biệt với các khu vực khác; không được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí
Theo quy định tại điểm g, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: khu vực chiết rót nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai không kín; không tách biệt với các khu vực khác; không được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên có tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản bị thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc
Theo quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản bị thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức). Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung: đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên có khu vực chứa đựng, kho bảo quản không có hoặc không đầy đủ giá, kệ, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh
Theo quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Khu vực chứa đựng, kho bảo quản không có hoặc không đầy đủ giá, kệ, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: hành vi không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng
Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Cơ sở không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: hành vi không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Cơ sở sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực để tự công bố sản phẩm.
Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: hành vi sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực để tự công bố sản phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Phiếu kết quả kiểm nghiệm dùng để tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật
Theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: hành vi sử dụng Phiếu kết quả kiểm nghiệm dùng để tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Cơ sở sử dụng Phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: hành vi sử dụng Phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần số tiền phạt đối với tổ chức).
Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố.
Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và điểm c, khoản 10, Điều 1 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế: hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức (giảm 2 lần số tiền phạt đối với cá nhân).
Phòng Thanh tra – Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An