Siết chặt quản lý bếp ăn bán trú tại các nhà trường

- Mỹ Hà - Thành Chung

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn)- Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các bếp ăn tập thể trường học cần được sự quan tâm đặc biệt. Ở thời điểm này, vấn đề này vẫn còn nhiều nỗi lo.

Thực trạng bếp ăn bán trú

Mấy ngày nay, thông tin về vụ ngộ độc tập thể tại một trường học ở thành phố Nha Trang đã khiến nhiều phụ huynh và các nhà trường khá lo lắng. Tại Trường Tiểu học Nghi Phú 1 (TP Vinh), cô giáo Nguyễn Thị Hồng Minh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Lâu nay, việc tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh ở trường chúng tôi thực hiện đúng theo quy trình và có sự giám sát của Hội phụ huynh. Riêng những ngày gần đây, hội giám sát thường xuyên hơn…”.

Bếp ăn tập thể của Trường Tiểu học Nghi Phú 1 có diện tích khá nhỏ. Từ nhiều năm nay, bếp ăn nhà trường đã thực hiện theo đúng quy trình một chiều. Hơn 10 giờ sáng (ngày 22/11), việc chuẩn bị hơn 500 suất ăn cho học sinh được bếp ăn hoàn thành. Chị Nguyễn Thị Hà – nhân viên nấu ăn của nhà trường cho biết: “Tôi đã làm đây khá nhiều năm nhưng chưa bao giờ dám lơ là công việc của mình, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các quy trình đều được chúng tôi thực hiện nghiêm túc. Bản thân tôi hàng năm cũng tham gia các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ”.

Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nghi Phú 1 kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP tại bếp ăn tập thể của nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà

Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nghi Phú 1 kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP tại bếp ăn tập thể của nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà

Nói về việc tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh trong trường, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Minh cho hay: Việc đảm bảo an toàn nguồn thực phẩm đầu vào rất quan trọng. Hiện nay, nhà trường đã ký hợp đồng với một số đơn vị trên thành phố và một số hộ kinh doanh cá nhân để cung ứng các thực phẩm như rau xanh, thịt, cá và một số sản phẩm đã qua chế biến. Theo quy định, tất cả các đơn vị cung ứng đều phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và điều kiện kinh doanh cần thiết.

Sau khi thực phẩm được chuyển đến nhà trường, nhà trường yêu cầu nhân viên ở nhà bếp thực hiện đúng chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm.

Thức ăn được vận chuyển đến từng lớp học. Ảnh: Thành Chung

Thức ăn được vận chuyển đến từng lớp học. Ảnh: Thành Chung

Thời gian qua, an toàn vệ sinh thực phẩm cho các bếp ăn tập thể đã được tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm và thực hiện khá bài bản. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, ở nhiều trường học tại những địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn khó thực hiện như đúng quy định do không đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất và các quy định khác…

Thực tế cũng cho thấy, gọi là bếp ăn tập thể nhưng ở Nghệ An đang tồn tại nhiều hình thức tổ chức gồm bếp ăn bán trú cô nuôi, bếp ăn bán trú dân nuôi và có một số trường miền núi học sinh thường đem theo thức ăn đến trường và giáo viên sẽ hỗ trợ nấu cơm, canh cho học sinh. Tại đây, việc thực hiện quy định về bếp ăn một chiều hoặc quy định về ba bước kiểm định là khó khả thi. Các nguồn cung ứng thức ăn chủ yếu cũng chỉ từ những nguồn tin cậy hoặc từ nguồn tự cung, tự cấp tại các địa phương.

Theo đúng quy trình, tất cả các mẫu thức ăn phải được lưu trong tủ lạnh. Ảnh: Mỹ Hà

Theo đúng quy trình, tất cả các mẫu thức ăn phải được lưu trong tủ lạnh. Ảnh: Mỹ Hà

Nói thêm về điều này, bà Võ Tuyết Chinh – Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện Tương Dương có 100% trường mầm non và hơn 50% các trường tiểu học và THCS có tổ chức bếp ăn tập thể cho học sinh. Những năm qua, huyện yêu cầu các nhà trường nêu cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện và huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, việc tổ chức các bếp ăn tập thể ở các nhà trường còn nhiều khó khăn. Trong đó, do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên số trường tổ chức được bếp ăn một chiều còn ít, nhiều bếp ăn còn khá đơn giản, sơ sài.

Ở những bếp ăn thuộc vùng khó khăn khó tìm nguồn cung ứng thực phẩm nên không có nhiều thực phẩm tươi, ngon hoặc đảm bảo giấy tờ theo đúng quy định. Trong bối cảnh trên, chúng tôi khuyến khích các nhà trường tự tăng gia sản xuất để cung ứng nguồn rau sạch cho học sinh, hoặc tìm những nguồn cung ứng đảm bảo từ phụ huynh hoặc giáo viên”.

Siết chặt quản lý

Báo cáo về công tác an toàn thực phẩm trong các nhà trường của Sở Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ những khó khăn như: Trên thị trường nhiều nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc nên khó kiểm soát trước khi đưa vào trường học.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An thực hiện giám sát tại 44 bếp ăn tập thể trường học trong tỉnh và phát hiện nhiều tồn tại. Ảnh: CSCC

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An thực hiện giám sát tại 44 bếp ăn tập thể trường học trong tỉnh và phát hiện nhiều tồn tại. Ảnh: CSCC

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin còn chưa được chặt chẽ, ảnh hưởng đến quản lý chất lượng nguồn thực phẩm.

Trước nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể nhà trường có thể gây ngộ độc, gây hậu quả nghiêm trọng, những năm gần đây, các cơ quan chức năng ở Nghệ An đã có sự chủ động tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và thanh tra.

Ngay từ đầu năm học 2022-2023, ngày 6/9/2022, Sở Y tế Nghệ An đã ban hành Công văn số 3536/ SYT-NVY về việc tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại trường học năm 2022-2023 gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vinh.

Tổ chức ăn bán trú cho học sinh Trường Tiểu học Mường Xén , huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Mỹ Hà

Tổ chức ăn bán trú cho học sinh Trường Tiểu học Mường Xén , huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Mỹ Hà

Tiếp đó, với sự chỉ đạo của Sở Y tế, ngày 14/9/2022, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 153/ QĐ-ATTP giám sát an toàn thực phẩm tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022.

Thực hiện quyết định này, Đoàn giám sát an toàn thực phẩm tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022 đã triển khai giám sát ở 44 bếp ăn bán trú trường học tại các địa phương Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, thị xã Thái Hòa, TX Cửa Lò, TX Hoàng Mai và thành phố Vinh. Tại các địa phương, đoàn đều mời cán bộ phòng Y tế và phòng Giáo dục và Đào tạo của địa phương tham gia.

Bác sĩ Phạm Ngọc Quy - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An cho biết: Trong 44 bếp ăn bán trú trường học được giám sát thì có 22/44 cơ sở đạt (chiếm tỷ lệ 50%); 22 cơ sở còn lại đang tồn tại một số điều kiện chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước qua lọc của 37 trường học thì có 12/37 mẫu không đạt (chiếm 30,43%)…

Qua giám sát bếp ăn tại các trường học phát hiện một số vi phạm khác như:

Các cơ sở là chủ cơ sở và nhân viên chưa tham gia tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định; thực hiện chưa đúng quy định về chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn; chưa kiểm nghiệm nguồn nước đưa vào chế biến, nước uống qua lọc theo quy định; thiết kế, bố trí các khu vực sơ chế, chế biến chưa bảo đảm tách biệt và tránh ô nhiễm chéo; không có dụng cụ sử dụng riêng đối với thực phẩm sống và chín.

Ngoài ra, không trang bị đầy đủ dụng cụ chứa đựng chất thải rắn trong khu vực chế biến; kho bảo quản thực phẩm bố trí, sắp xếp chưa hợp lý; cống rãnh thoát nước khu vực chế biến bị ứ đọng, không được che kín; tường, trần nhà bị bong tróc; nền nhà bị nứt vỡ, đọng nước; chưa có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại; thực hành của nhân viên chưa đúng quy định.


Qua giám sát của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều bếp ăn tập thể chưa kiểm nghiệm nguồn nước đưa vào chế biến, nước uống qua lọc theo quy định. Ảnh: CSCC

Qua giám sát của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều bếp ăn tập thể chưa kiểm nghiệm nguồn nước đưa vào chế biến, nước uống qua lọc theo quy định. Ảnh: CSCC

Hiện, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã có kiến nghị với UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh tăng cường chỉ đạo công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các trường học còn tồn tại điều kiện chưa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cần khắc phục ngay nội dung còn tồn tại, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

Riêng những cơ sở có kết quả kiểm nghiệm mẫu nước có chỉ tiêu không đạt tuyệt đối không cho học sinh uống trực tiếp nếu chưa được đun sôi; chấp hành tốt các điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật; khắc phục các điều kiện bảo đảm an toàn và kiểm nghiệm lại nguồn nước uống đạt các chỉ tiêu an toàn theo quy định./.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.