Chức nang nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng chuyên môn

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO CHI CỤC
VÀ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN
I. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chi cục trưởng
1. Chi cục trưởng làngườiđứngđầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Sở Y tế, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản Chi cục, chịu trách nhiệm và quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, quản lý tài sản và cơ sở vật chất của Chi cục theo quy định của pháp luật;
2.Chỉ đạo, điều hành Chi cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật;quy định của Sở Y tế; các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaChi cụcvà các văn bản pháp luật có liên quan.
3.Chi cục trưởngphân công Phó Chi cục trưởnggiúpChi cục trưởngchỉ đạo, điều hành, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởngtrên từng lĩnh vực công tác của Chi cục, trừ các công việc do Chi cục trưởngtrực tiếp chỉ đạo. Trường hợp cần thiết, Chi cục trưởng trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho Phó Chi cục trưởng.
4. Chủ động phối hợp với cácphòng, ban Sở Y tế,cáccơquan, đơn vị liên quankhácđể xử lýcác vấn đề cóliên quan đến nhiệm vụ theo quy định của Sở Y tế.
5. Quản lý đội ngủ cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Chi cục;
6 . Đề nghị Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chi cục trưởng.

7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động Trưởng phòng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác về công tác tổ chức, cán bộ theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, thanh tra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý chất lượng VSATTP theo quy định của pháp luật;

9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí trong Chi cục và các Phòng chuyên môn;
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Y tế.
II.Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chi cục trưởng(Nhiệm vụ cụ thể quy định tại Quyết định phân công nhiệm vụ Lãnh đạo Chi cục).
1.Phó Chi cục trưởng là người giúp việc Chi cục trưởng, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác, có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra hoạt động của một số Phòng chuyên môn và giải quyết các công việc đột xuất khác do Chi cục trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về các hoạt động được uỷ quyền và kết quả công tác được giao.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và lĩnh vực công tác được phân công, Phó Chi cục trưởngchủ động giải quyết công việc, được nhân danh Chi cục trưởng, sử dụng quyền hạn của Chi cục trưởngđể giải quyết công việc, và chịu trách nhiệm trướcChi cục trưởng
PhóChi cục trưởngchịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trướcChi cục trưởngvà trước pháp luật; đồng thời cùng Chi cục trưởngchịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chi cụctrước Sở Y tếvà UBND tỉnh.
Thay mặt Chi cục trưởnggiải quyết công việc của Chi cụckhi Chi cục trưởng đi vắng.
2. Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, Phó Chi cục trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Chỉ đạo, đôn đốc các phòng chuyên môn được phân công thuộc Chi cục xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, đề án phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cao;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng chuyên môn được phân công thực hiện các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công phụ trách. 
c)Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, xử lý những vấn đề phát sinh hàng ngày thuộc phạm vi mình phụ trách; nghiên cứu phát hiện và đề xuất những vấn đề về cơ chế chính sách, giải pháp cần cần bổ sung, sửa đổi thuộc lĩnh vực được phân công, báo cáo Chi cục trưởngxem xét, quyết định;
d)Ký thay Chi cục trưởngcác văn bản thuộc thẩm quyền Chi cục trưởngtrong phạm vi các lĩnh vực công việc được phân công (trừ những văn bản Chi cục trưởngký), hoặc khi được uỷ quyền. 
đ)Theo dõi công tác tổ chức và cán bộ, chỉ đạo xử lý những vấn đề nội bộ thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng trong các phòngđược Chi cục trưởngphân công phụ trách.
e) Hàng năm nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động an toàn thực phẩm của các đơn vị, địa phương được phân công phụ trách; Phó Chi cục trưởng tổng hợp thực hiện công việc mình phụ trách báo cáo Chi cục trưởng tại cuộc họp giao ban, hoặc báo cáo đột xuất khi thấy cần thiết.
g)Khi được cử tham dự các cuộc họp, hội nghị của Bộ, Ngành,địa phương; trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin, đại chúng, chỉ được phát biểu những nội dung đãđượcChi cục trưởngthông quatheo Quy chế phát ngôn của Sở Y tế; các nội dung khácđược xem làquan điểm vàýkiến cánhân.
h) Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng trước khi giải quyết các vấn đề quan trọng, phức tạp, liên quan đến cơ chế, chính sách và các vấn đề khác thể hiện quan điểm, chính kiến của Chi cục.
i) Khi được Chi cục trưởng uỷ quyền giải quyết công việc, Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo với Chi cục trưởng về việc thực hiện công việc được uỷ quyền.
k)Chấp hành và thực hiện những công việc khác do Chi cục trưởnggiao.
III.Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Tổng hợp
1. Thực hiện chức năng hành chính - văn thư: Tiếp nhận, trình duyệt thủ trưởng, phân loại gửi công văn đến theo địa chỉ đã được Thủ trưởng cơ quan phân công xử lý, kiểm tra việc ký nhận văn bản bằng sổ theo dõi Công văn đến. Kiểm tra thủ tục hành chính, quy trình, quy phạm đối với các Công văn đi, lấy số văn bản, vào sổ Công văn đi, đưa vào lưu trữ văn bản gốc và chịu trách nhiệm phát hành văn bản theo địa chỉ “Nơi nhận” ghi ở cuối văn bản ( Bao gồm cả những văn bản, quyết định nội bộ ...). Tổ chức thực hiện và hướng dẫn công tác bảo vệ bí mật nhà nước, công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
2. Thực hiện chức năng quản trị: chịu trách nhiệm đối nội, đối ngoại, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cho các cuộc hội họp, tập huấn, giao ban ...; chuẩn bị những điều kiện cần thiết để cùng lãnh đạo Chi cục đón tiếp khách cấp trên. tiến hành mua sắm những vật dụng mau hỏng, rẻ tiền, vật tư tiêu hao, văn phòng phẩm ...; Tham mưu cho lãnh đạo kế hoạch mua sắm dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn (nếu có) 
3. Lập và dự toán kế hoạch ngân sách từ nguồn Ngân sách sự nghiệp hàng năm; Phối, kết hợp với Thư ký Chương trình mục tiêu quốc gia tiến hành dự toán và phân bổ ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia cho các đơn vị gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt sau đó tổ chức thực hiện khi Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
d) Thực hiện công tác Tài chính kế toán, Quản lý công sản theo quy định của pháp luật và nghiêm chỉnh thực hiện các văn bản hướng dẫn của các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính kế toán
4. Cán bộ tổ chức thực hiện việc Quản lý Hồ sơ cán bộ, công chức, tham mưu cho lãnh đạo về: quy hoạch cán bộ, điều chuyển, tiếp nhận, chế độ lương, chế độ các chế độ đặc thù khác(nếu có) và các chế độ trong Luật công chức (như thai sản, nghỉ phép, ốm đau, ...); Thư ký thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật của Chi cục 
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao
IV. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nghiệp vụ:
1. Tham mưu giúp Chi cục trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm, hằng năm và các chương trình, đề án, dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về vệ sinh an toàn thực phẩm;
3. Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân công, phân cấp quản lý; triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
4. Phối hợp với các đơn vị liên quan ở địa phương hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng;
5. Tham mưu, giúp việc cho Chi cục trưởng về công tác thẩm định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; hồ sơ cấp Giấy xác nhận/tiếp nhận công bố/ tự công bố sản phẩm; hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm; hồ sơ xác nhận kiến thức về ATTP; các hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm và thực hiện nhiệm vụ quản lý ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm;
6. Tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
7. Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến; tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành;
9. Bộ phận Thường trực chịu trách nhiệm tham mưu các hoạt động và tổng hợp, thống kê, báo cáo của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục. 
10 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Chi cục giao. 
V.Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra
1. Lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trình lãnh đạo phê duyệt. Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện công tác thanh kiểm tra của các đơn vị tuyến dưới; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch;
2. Chỉ đạo công tác Thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý của Chi cục;
3. Trình Chi cục trưởng đề nghị Giám đốc Sở quyết định việc Thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực do chi cục quản lý;
4. Thanh tra việc chấp hành các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỷ thuật , điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phảm của Cơ quan, tổ chức, Cá nhân thuộc quản lý nhà nước của Chi cục.
5. Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Giúp chi cục Trưởng hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân và phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
7. Báo cáo kết quả Thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân và phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định.
8. Báo cáo Chi cục Trưởng và Lãnh đạo phụ trách về công tác thanh tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
9. Thực hiện chỉ đạo tuyến theo sự phân công của Chi cục Trưởng. 
10 Thực hiện các nhiệm vụ khác của Chi cục khi được yêu cầu.


 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,935
  • Tháng hiện tại224,222
  • Tổng lượt truy cập13,007,818
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây